
Những tiêu chí nào để nhận biết router wifi chất lượng tốt nhất

Để mua router wifi phù hợp về tính năng, tính chất công việc và nhu cầu, bạn có thể tham khảo những yếu tố dưới đây.
1. Tốc độ kết nối tối đa của sản phẩm
Tốc độ truy cập tối đa của router wifi là tốc độ cao nhất mà thiết bị có thể xử lý được. Chúng nằm trong khoảng 150 Mpbs đến hàng ngàn Mpbs. Đối với nhu cầu sử dụng trong hộ gia đình từ 5 – 7 người thì bạn có thể dùng loại 300 Mpbs. Còn dùng tại văn phòng công ty, kinh doanh thì cần chọn loại có kết nối cao hơn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào gói cước và nhà cung cấp dịch vụ.
![]() |
Tốc độ kết nối tối đa là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một router wifi |
2. Chuẩn kết nối wifi
Theo chuẩn wifi quốc tế, các router sẽ được phân số theo “802.11”. 2 chuẩn phổ biến hiện nay là chuẩn N và chuẩn AC (mới nhất). Chi phí cho router wifi chuẩn AC (bao gồm luôn chuẩn N) sẽ đắt tiền hơn loại chuẩn chỉ có N.
3. Băng tần đơn, băng tần kép
Băng tần là tần số mà mạng không dây hoạt động, phổ biến nhất là băng tần 2.4GHz và 5.0GHz. Băng tần được chia thành 2 loại là đơn và kép, trong đó loại kép hoạt động tốt hơn. Một gợi ý cho bạn là nên chọn router hỗ trợ băng tần kép, tuy giá hơi cao nhưng độ bền và ổn định thì rất đáng mong đợi.
4. Phạm vi phát sóng
Phạm vi phát sóng là một yếu tố khá quan trọng khi bạn chọn mua router. Chúng được đánh giá qua số lượng và công suất độ lợi của ăng-ten. Trong đó, ăng-ten ngoài sẽ có lợi hơn bởi bạn có thể chỉnh hướng được, linh hoạt khi điều chỉnh sóng wifi. Nên chọn router wiffi hỗ trợ xuyên tường dành cho những nơi đông nhà, văn phòng.
5. Độ bảo mật của wifi
Trong các loại bảo mật thì WP2 được đánh giá là an toàn nhất. Bạn nên hạn chế chọn các thiết bị chỉ hỗ trợ WEP bởi bảo mật này không an toàn, lỗi thời và dễ bị xâm nhập.
6. Lượng người truy cập tối đa
Một router giá khoảng 500.000 đồng thường thích hợp cho gia đình 5 – 7 người. Còn nếu bạn kinh doanh hoặc sử dụng trong doanh nghiệp thì nên mua loại chuyên dụng, có khả năng truy cập hàng trăm thiết bị cùng một lúc.
7. RAM, bộ xử lý
Các nhà sản xuất rất ít công bố thông tin về bộ vi xử lý và RAM của router wifi. Thường chỉ những dòng cao cấp thì mới cung cấp rõ ràng. RAM càng lớn, bộ xử lý mạnh thì các tác vụ xử lý nhanh, mượt mà và thực hiện trên nhiều thiết bị cùng 1 lúc. Và đặc biệt, chúng ít bị đứng, đơ.
8. Tính năng nâng cao trải nghiệm
Bên cạnh công dụng phát wifi, một số nhà sản xuất còn nâng cấp và bổ sung thêm nhiều tính năng khác. Chẳng hạn như Ipv6, tạo CAPCHA mỗi lần đăng nhập, quản lý trẻ em Parental controls, OpenDNS,…Một số sản phẩm khác có khe đọc thẻ SD chia sẻ hình ảnh hoặc cổng USB cho máy chủ, ổ cứng, khe cắm mở rộng SSD M2,…
9. Ứng dụng Mobile
Việc cài đặt và thiết lập cấu hình qua điện thoại (Android hoặc iPhone) giúp người dùng truy cập từ xa dễ dàng và đơn giản hơn. Vừa không mất nhiều thời gian, lại không gây ra bất tiện nhất là khi bạn đang ở ngoài đường.
10. Thương hiệu của sản phẩm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều router wifi để bạn lựa chọn. Phù hợp với nhiều đối tượng, từ bình dân tới cao cấp. Một số thương hiệu uy tín và lâu đời trên lĩnh vực này là Tp-Link, D-Link, Asus,…
(Nguồn: https://chonhangchuan.com)